Chủ Nhật
Tư vấn quyền nuôi con khi không kết hôn
Tư vấn quyền nuôi con khi không kết hôn
Ngày nay, hiện tượng nam nữ chung sống với nhau khi không đăng ký kết hôn, ngày càng nhiều. Mang rất nhiều vướng mắc trong mối quan hệ, khi hai người có con chung và phân định quyền nuôi con. Khi hai người không đăng ký kết hôn mà ra tòa phân xử quyền nuôi con ra sao ? thực tiễn này áp dụng như thế nào ?
Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn |
Oceanlaw tư vấn quyền nuôi con khi không kết hôn Tham khảo :
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con
Theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì chung sống với nhau như vợ chồng khi không kết hôn hay có kết hôn thì quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con vẫn không thay đổi : "Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan". Như vậy thì quan hệ giữa cha mẹ và con là không thay đổi, không có phân biệt đối xử với nhau.
Quyền nuôi con :
Theo điều 15 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau thì quyền nuôi con như sau :
“Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con”
Cha mẹ đều phải có nghĩa vụ chăm sóc con cái, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, quyền nuôi con phải đảm bảo lợi ích cho trẻ.
Nuôi con khi không đăng ký kết hôn
Con dưới 36 tháng tuổi thì mẹ sẽ là người được ưu tiên nuôi dưỡng, trừ trường hợp cha mẹ có thỏa thuận khác. Hay người mẹ không có điều kiên nuôi dưỡng con cái. Cha có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Đối với trường hợp con trên 36 tháng tuổi
Hai người có thể tự thỏa thuận với nhau, sao cho đảm bảo mọi mặt cho con cái, thuận tình, hợp lý. Nếu vợ chồng có tranh chấp về quyền nuôi con thì tòa án sẽ giải quyết. Không phân biệt giữa người đã kết hôn và người có con ngoài dã thú.
Đối với trường hợp con trên 7 tuổi
Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn đối với con trên 7 tuổi thì tòa án sẽ xem xét ý kiến của đứa con muốn sống với cha hay với mẹ. Vì vậy ý kiến của đứa trẻ sẽ là một căn cứ quan trọng để phân xử quyền nuôi con.
Nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề này liên hệ đến văn phòng luật oceanlaw để được tư vấn tốt nhất. Mọi thắc mắc của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong giờ hành chính.
- Không kết hôn giải quyết ly hôn ra sao
- Thủ tục ly hôn với người bị tâm thần
About: Vinhomes Paradise Mễ Trì
You may also like...
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét